K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

 

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

 

 

 

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

2
20 tháng 10 2021

help milk câu 3 đến câu 10 thôi

22 tháng 11 2023

a

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải trên...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0
Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo: – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.......”. (Trích Sọ Dừa - Kho tàng truyện cổ Việt Nam) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. tác dụng của phép so sánh đó là gì ạ

0
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:CỎ VÀ LÚANgày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được...
Đọc tiếp

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

CỎ VÀ LÚA

Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.

Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.

Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.

Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.

Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.

Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.

- Sưu tầm   -

 

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỖI CÂU HỎI:

Câu 1: Vì sao cỏ và lúa cùng một nguồn gốc mà cỏ lại bị người ta nhổ vứt đi còn lúa lại được người ta quý trọng?

a)    Ví cỏ chẳng làm ra được cái hạt có ích cho người.

b)    Vì cỏ lười nhác, ăm bám và phá hoại.

c)    Vì cả hai lí do trên.

Câu 2. Điều gì làm cho lúa trở nên khỏe mạnh, có ích?

a. Chịu khó nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

b. Chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó.

c. Vì được mẹ chăm chút và quan tâm hơn.

Câu 3. Vì sao cỏ và lúa được mẹ cho ở riêng từ đầu mà bây giờ vẫn có hiện tượng lúa và cỏ sống chung với nhau?

a. Vì sau lần đến ăn sinh nhật lúa, vì quá xấu hổ, cỏ không dám ra đường về nhà và xin ở lại cùng lúa.

b. Vì lúa hiền lành và thương cỏ.

c. Vì cả hai ý trên.

Câu 4. Vì sao cỏ thích ở chung với lúa?

a. Vì ở chung vui hơn, không buồn như khi ở một mình..

b. Vì ở chung với lúa không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.

c. Vì ở chung với lúa nó có thêm các bạn ngô, rau, đậu.

Câu 5. Câu chuyện trên cho em bài học gì?

a. Có lao động con người mới khỏe mạnh.

b. Có lao động con người mới thực sự có ích và được mọi người tôn trọng.

c. Cả hai ý trên.

Câu 6. Thành ngữ nào sau đây cùng nghĩa với thành ngữ "chứng nào tật ấy"?

a. Thuốc đắng dã tật.                 b. Ngựa quen đường cũ.                  c. Nói trước quên sau.

Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :

          Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.

a. Từ ghép: ...........................................................................................................................

b. Từ láy: ..............................................................................................................................

Câu 8. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần .

·      Từ chỉ sự vật: .............................................................................................................

·      Từ chỉ hoạt động, trạng thái: ....................................................................................

·      Từ chỉ đặc điểm, tính chất: .......................................................................................

Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"

a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn

b. thích sống chung với lúa

c. Từ đấy

Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
9 tháng 9 2021

1. C

2. B

3. C

4. B

5. C

6. B

7. a) chăm chỉ, làm lụng

    b) tươi tốt, khỏe mạnh

8. a) cỏ, lúa 

    b) không nỡ, tìm

    c) ân cần, xa lánh

9. B

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.

Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

PHÂN 3 ĐOẠN : MỞ BÀI , THÂN BÀI VÀ KẾT BÀI 

1
14 tháng 12 2021

Mở bài: Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.

Thân bài: Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Kết bài : Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

Chúc bạn học tốt nha!

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với

 

7 tháng 4 2019

- Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

     + Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

     + Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

     + Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

     + Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

- Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin...
Đọc tiếp

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi.

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.

Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch.

Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba ông đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Sự tích ông Táo về Trời hay truyện sự tích Táo quân

Nguồn : Truyện đọc lớp 5

TheGioiCoTich.Vn

Câu 1: Táo Quân còn có tên gọi là gì?

A. Ông Công

B. Thổ Địa

C. Ông Đầu Rau

D. Thần Tài

Câu 2. Táo Quân gồm bao nhiêu ông, bao nhiêu bà?

A. 2 bà 1 ông

B. 2 ông 1 bà

C. 3 ông

D. 3 bà

Câu 3. Nhiệm vụ của Táo Quân hàng năm là gì?

A. Bảo vệ con người, tiêu diệt tà ma.

B. Tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới.

C. Quản việc con cái của các nhà ở hạ giới.

D. Ban phát tài lộc cho các nhà ở hạ giới.

Câu 4. Từ nào là từ đồng nghĩa với "Bất đồ" trong đoạn 3, dòng 2?

A. Chẳng may

B. Thình lình

C. Đúng lúc

D. Nhanh như cắt

 

1
14 tháng 1 2023

1C

2B

3B

4B

Đọc câu chuyện rồi trả lời câu hỏi :                                  Sự tích hoa thủy tiênNgày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con trai. Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhau. Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện rồi trả lời câu hỏi :

                                  Sự tích hoa thủy tiên

Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con trai. Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhau. Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.

Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:

– Này con, thôi đừng khóc nữa. Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chứa nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.

Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên.

Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kia.

a) Em có nhận xét gì về tính cách của 3 người anh và người em út ?

b) Câu chuyện muốn nói với chũng ta điều gì ?

2
12 tháng 8 2021

a) Tính cách 3 người anh: Tham lam, ích kỉ

Người em: Chăm chỉ

b) Ko nên tham lam và nên chăm chỉ làm lụng sẽ đc thành quả

12 tháng 8 2021

Đáng lẽ phải tự làm!